Lào Cai 24° - 26°
Báo cáo đánh giá sơ kết việc thực hiện Đề án 161 giai đoạn 2017 - 2020
xem chi tiết tại đây .doc

Sở Khoa học và Công nghệ nhận được công văn số: 1748/SLĐTBXH – VP về việc báo cáo đánh giá sơ kết thực hiện Đề án 161 giai đoạn 2017 - 2020;

Thực hiện Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 26/6/2017 về việc thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về các mục tiêu của cộng đồng Văn hóa -Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Sở Khoa học và công nghệ báo cáo như sau:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KH&CN

1. Những kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được có sự đóng góp của KH&CN

Công tác quản lý nhà nước trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong giai đoạn qua đã được tăng cường, hệ thống văn bản quản lý về KH&CN được xây dựng hoàn thiện và đáp ứng mục tiêu quản lý đề ra. Theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện 58 đề tài, dự án, trong đó: 42 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 10 dự án thuộc chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ KHCN, 06 để tài cấp Bộ. Các đề tài, dự án được triển khai đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt. Nội dung các đề tài dự án gắn liền với định hướng phát triển của tỉnh. Cụ thể:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đã bổ sung được 15 giống cây trồng vật nuôi vào cơ cấu giống của tỉnh và nâng cao chất lượng giống lúa LC 212 kháng bệnh bạc lá với 15 quy trình kỹ thuật sản xuất và canh tác. Chú trọng hoạt động theo chuỗi giá trị sản phẩm từ nhân giống tạo cây con chất lượng tốt đến nghiên cứu quy trình trồng chăm sóc tạo sản phẩm an toàn xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, một số sản phẩm đã phát triển thành vùng: Khoai môn Bảo Yên, Bưởi Múc... Nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo quy trình VietGap đối với rau hoa có giá trị kinh tế. Tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình nhân giống, trồng cây dược liệu theo hướng tiêu chuẩn GACP-WHO từng bước chủ động nguồn giống phục vụ mục tiêu trồng 1200ha theo quy hoạch phát triển cây dược liệu của tỉnh đến năm 2020…. Các dự án khuyến khích người dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung khảo nghiệm, phát triển nhân rộng các giống cây trồng vật nuôi và giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao như: Cá tầm, cá hồi, Vịt Sín Chéng, Ngan pháp, gà ác lai, giống dê lai boer, giống bò thịt, dê thịt lợn đen bản địa… Kết quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả thiết thực, nhờ việc đưa các cây con giống mới vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ quy trình kỹ thuật mới đã phát triển mở rộng được  diện tích chăn nuôi gia cầm và thủy sản trên 70 ha, diện tích cây trồng 15 ha, công tác sản xuất giống đáp ứng được phần nào nhu cầu giống của địa phương, huy động được gần 4.000 người dân lao động, tập huấn cho hơn 300 lượt nông dân nắm rõ về các quy trình kỹ thuật trồng cây và chăn nuôi gia cầm, thủy sản. Nhiều hộ gia đình học hỏi kinh nghiệm từ các dự án khảo nghiệm thành công đã chuyển đổi từ diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm giống mới cho hiệu quả kinh tế cao.

- Trong lĩnh vực y tế, giáo dục: Khảo sát đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực và đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cho các trường chuyên nghiệp của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến 2025.

Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ tại tỉnh Lào Cai, đề xuất giải pháp để giảm thiểu biến chứng của bệnh; Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ gen bệnh Thalassemia ở một số đồng bào dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, giảm thiểu chi phí đi lại và nâng cao đời sống, sức khỏe cho người dân.

+ Lĩnh vực công nghiệp và khác: Nghiên cứu công nghệ chế biến quặng Apatit Lào Cai loại 2 thành các chế phẩm hóa chất theo phương pháp hóa học thân thiện với môi trường; chế tạo lớp phủ Cr3C2-NiCr chịu ăn mòn mài mòn bằng công nghệ phun phủ plasma để phục hồi và nâng cao chất lượng bề mặt cho bánh xe công tác của tuabin trong các nhà máy thủy điện; chế biến xỉ phốt pho vàng Lào Cai thành nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất các sản phẩm gốm xây dựng và ứng dụng công nghệ biến tính vật liệu gốm bằng hợp chất phốt phát. Góp phần tận dụng nguồn phế liệu làm nguyên liệu sản xuất gốm xây dựng, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập cho đơn vị sản xuất.

+ Về lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu: Nghiên cứu giải pháp cảnh báo, nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ ống, lũ quyét và sạt lở đất gây ra trên địa bàn dân tộc Dao tỉnh Lào Cai. Từ kết quả nghiên cứu tỉnh đã rà soát lại các điểm nguy cơ và lên phương án di dân ở những điểm xung yếu có nguy cơ cao, tổ chức tập huấn cho cộng đồng với những khu vực rủi ro xảy ra thiên tai lớn tại một số huyện SaPa, Bắc Hà, Bát Xát. Lồng ghép các điểm nguy cơ xảy ra thiên tai trong các bản đồ quy hoạch sử dụng đất và một số bản đồ số trên cổng thông tin của đơn vị.

2. Hoạt động Sở hữu trí tuệ và sáng kiến

Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhận biết được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu và thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tổ chức 01 lớp tập huấn, 02 Hội thảo về SHTT. Tổ chức 04 đợt trưng bày sản phẩm về SHTT tại các tỉnh thuộc Vùng trung du miền núi phía Bắc. Quản lý tốt 201 nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý đã được cấp bằng bảo hộ trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện tốt 14 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; từ năm 2016 đến nay có 160 sáng kiến cấp tỉnh cho 267 tác giả được công nhận.

3. Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp (startup)

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 06 doanh nghiệp KH&CN được cấp phép, ươm tạo doanh nghiệp KHCN cho 9 DN, HTX. Các doanh nghiệp KH&CN đã nhận được sự hỗ trợ của tỉnh thông qua việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và thông qua việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của ngành KH&CN. Đã tham mưu cho tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017-2020, đinh hướng đến năm 2025.

4. Kết quả hoạt động KH&CN cấp huyện

Một số huyện cũng đã ứng dụng các thành tựu khoa học đưa các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực, đầu tư phát triển mở rộng diện tích. Bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh sản xuất rau, vùng chăn nuôi tập trung…cụ thể:

- Mở rộng diện tích trồng cây Actiso, Tam thất, giảo cổ Lam trên địa bàn huyện Sa Pa; trồng cây ăn quả theo hướng công nghệ cao như lê Tai Nung, đào Pháp; đầu tư phát triển các loại hoa chất lượng cao như hoa Ly, hoa Hồng; Mở rộng diện tích nuôi cá Hồi, cá Tầm thương phẩm. Đến nay trên địa bàn huyện có 71 cơ sở đầu tư nuôi cá nước lạnh với tổng diện tích mặt nước nuôi 32.079 m2, một số cơ sở đã sản xuất được giống tại chỗ, phục vụ cho nuôi trồng của cơ sở mình và cung ứng giống cho các cơ sở khác, năm 2017 đã cung ứng ra thị trường khoảng 1.200.000 con cá giống…

Huyện Bảo Thắng hình thành vùng cây trồng hàng hóa như bưởi thôn Làng Múc xã Thái Niên;  cây Na, nhãn vùng Xuân Quang, Phong Niên; Trồng hoa công nghệ cao ở xã Sơn Hải…

5. Về các hoạt động liên kết và hợp tác trong nước và quốc tế

 - Hợp tác trong nước: Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, tiếp tục là đầu mối trong việc chủ động hợp tác KH&CN với các Viện, Trung tâm, các địa phương trong cả nước liên kết, hội nhập, hợp tác cùng phát triển trong các lĩnh vực, cụ thể:

+ Đối với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tiếp tục liên kết hợp tác đề phát triển sản xuất các cây lương thực như lúa, ngô; tập trung vào khai thác và phát triển các giống lúa đặc sản ngắn ngày, chống chịu tốt với điều kiện canh tác địa phương; liên danh, liên kết sản xuất hạt giống lúa lai, duy trì dòng bố mẹ lúa lai.

+ Tiếp tục liên kết với Viện KH&CN Việt Nam để cung cấp các chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn KH&CN cho tỉnh trong việc xác định, thẩm định, giải quyết các nhiệm vụ KH&CN; hỗ trợ tỉnh trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN dưới những hình thức và cấp độ khác nhau; huy động nguồn vốn cho KH&CN bằng cách hai bên cùng có những biện pháp tích cực và hữu hiệu với cơ chế thông thoáng, thích hợp để tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn khác như vốn đầu tư của doanh nghiệp.

+ Tham gia hội nghị hợp tác phát triển KH&CN 5 tỉnh trung du miền núi phía Bắc lần thứ 9 năm 2017 tại Vĩnh Phúc. Thông qua hợp tác đã  không ngừng đổi mới công tác quản lý KH&CN, nhiều giải pháp hay để các cấp, các ngành có cơ sở hoạch định chính sách thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với một số nước có thế mạnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch (Trung Quốc; Vùng Nouvelle-Aquitaine)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Tích cực đổi mới cơ chế quản lý nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN và đạt kết quả tốt, đã thu hút được DN vào cuộc trong thực hiện nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ huy động được 42 tỷ đồng. Theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện 58 ĐT, DA, trong đó: 42 ĐT, DA nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 10 DA thuộc chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ KHCN, 05 ĐT cấp bộ, các ĐT, DA được triển khai đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt. Nội dung các ĐT DA gắm liền với định hướng phát triển của tỉnh. Đã bổ sung 15 giống mới vể cây trồng, vật nuôi; ứng dụng 30 quy trình canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất. Quản lý tốt 201 sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp bằng bảo hộ trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện 14 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý.

2. Khó khăn, tồn tại, nguyên nhân

* Tồn tại, khó khăn:

- Ngân sách nhà nước dành cho công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và hỗ trợ cho các chương trình, đề tài, dự án còn thấp, chưa thực sự khuyến khích các chủ dự án tham gia các dự án nghiên cứu, khảo nghiệm.

- Việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở tuyến huyện, xã còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Việc nghiên cứu các đề tài trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, là những nội dung đang gây được sự quan tâm của xã hội nhưng chưa được thực hiện nhiều.

* Nguyên nhân:

- Cơ chế tài chính cho KH&CN còn nhiều bất cập, hạn chế tính chủ động của cơ quan quản lý điều hành; định mức đầu tư cho thực hiện các nhiệm vụ KH&CN còn thấp.

- Vấn đề nguồn nhân lực của tỉnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai các hoạt động KH&CN ở Lào Cai như: Trình độ dân trí hạn chế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xã, còn nhiều phong tục, tập quán khó lạc hậu, khó khăn trong việc đưa tiến bộ KH&CN thay đổi phương thức sản xuất.

- Nhiều ngành, địa phương chưa chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN ở mỗi ngành, địa phương. Việc gắn nhiệm vụ KH&CN vào thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương hạn chế, chưa thực sự coi đây là một nhiệm vụ của ngành, địa phương.

- Việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặt hàng và thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế. Ngân sách chi cho KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chưa có kinh phí hỗ trợ cho việc ứng dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu.

II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2019

1. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025, gắn với tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế, về ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

2. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kiến thức về hội nhập quốc tế, đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi để đáp ứng nhu cầu cho quá trình hội nhập của tỉnh.

3. Đào tạo, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập thực hiện chính sách văn hóa, xã hội. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong việc thực hiện các chính sách cho người dân đảm bảo mục tiêu phục vụ nhân dân.

4. Tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng khoa học và công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến cây trồng chính rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới, chè tại các huyện trọng điểm của tỉnh.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu về khoa học công nghệ.

 

Trên đây là báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ về việc thực hiện Đề án 161 giai đoạn 2017 - 2020. Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị Sở Lao động – TBXH xem xét tổng hợp./.

 

Nơi nhận:

- Sở LĐ-TBXH;

- Lãnh đạo Sở;

- Lưu: VT, KHTC.

GIÁM ĐỐC

 

 

Đã ký

 

 

 

 

 


Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập