Lào Cai 23° - 24°
06 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Lào Cai năm 2024
anh tin bai

Ảnh: LCĐT

Xác định dữ liệu là trọng tâm của chuyển đổi số, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm khai thác, sử dụng dữ liệu có hiệu quả, đó là: Xây dựng thể chế, chuyển đổi nhận thức, đào tạo nhân lực số; Xây dựng thể chế, chính sách, đảm bảo nguồn lực, tăng cường công tác quản lý; Phát triển hạ tầng số, nền tảng số; Phát triển chính quyền số; Phát triển kinh tế số, xã hội số; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Để chuyển đổi số đi vào thực chất, hiệu quả, trong năm 2024, UBND tỉnh giao mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và một số lĩnh vực trọng điểm, như: Chuyển đổi số báo chí; Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; Đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử; Hỗ trợ chuyển đổi số Hợp tác xã, Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phát triển kinh tế số với mục tiêu phấn đấu Tỷ trọng kinh tế số của tỉnh Lào Cai thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu của vùng Trung du, Miền núi phía Bắc; Phát triển xã hội số. Trong đó sẽ tiếp tục thí điểm và đánh giá kết quả thí điểm, thử nghiệm Nền tảng trong ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Cửa khẩu số. Chú trọng phát triển các nền tảng số phục vụ công tác quản lý hành chính tại bệnh viện; hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh tại chỗ và từ xa thông qua App zalo mini Lào Cai số; phát triển, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Triển khai Kho dữ liệu điện tử trực tuyến của người dân, tổ chức là một thành phần của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh để lưu trữ dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính; 100% các dịch vụ thiết yếu do doanh nghiệp cung cấp (điện, nước, vệ sinh môi trường,…) được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. Tích hợp tính năng ký số vào Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để ký hợp đồng lao động; triển khai phổ cập cho người dân trưởng thành sử dụng chữ ký số cá nhân. Thực hiện mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông minh đối với 09 xã trên địa bàn tỉnh.

Việc chuyển đổi số toàn diện, thực chất sẽ góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index), Chỉ số chuyển đổi số (DTI), Chỉ số Cải cách hành chính và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

 

Thu Hương

Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập