Thông báo của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập về
rau quả
Theo tin cảnh báo số /TBT/N/ARE/334,G/TBT/N/BHR/454,T/N/KWT/336,
G/TBT/N/OMN/274,G/TBT/N/QAT/450,G/TBT/N/SAU/956,G/TBT/N/YEM/56 ngày 02/9/2016,
Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập thông báo ban hành Quy chuẩn kỹ thuật vùng
Vịnh đối với “Mứt, Thạch và Mứt cam”.Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với
mứt, thạch và mứt cam để ăn trực tiếp, bao gồm cả các mục đích phục vụ hoặc
đóng gói lại nếu có.Mục đích của việc ban hành quy chuẩn này nhằm đảm bảo an
toàn thực phẩm. Hạn góp ý cuối cùng là ngày 02/11/2016.
Thông báo của Braxin về đồ uống có cồn
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/BRA/689 ngày 31/8/2016, Bộ Nông nghiệp Chăn nuôi và Cung ứng thực phẩm
của Braxin (gọi tắt là MAPA) thông báo ban hành Dự thảo Sắc lệnh số 90 ngày
23/8/2016 áp dụng đối với hàng hóa nhóm HS: 22 – Đồ uống có cồn. Đồ uống, rượu
mạnh và giấm.
Quy chuẩn kỹ thuật
này quy định các yêu cầu quản lý và thủ tục để kiểm soát độ tuổi/độ trưởng
thành của thùng gỗ đựng đồ uống có cồn, rượu vang, và sản phẩm chiết suất từ
nho dùng cho mục đích sản xuất, tiêu chuẩn hóa, bảo quản, ghi nhãn, v.v…
Mục đích của việc
ban hành quy chuẩn này nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng; bảo vệ sức khỏe
và sự an toàn của con người.
Hạn góp ý cuối cùng
là ngày 25/10/2016.
Thông báo của Costa Rica về Sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/CRI/162 ngày 30/8/2016, Costa
Rica thông báo ban hành quy chuẩn kỹ thuật
của các nước Trung Mỹ (gọi tắt là RTCA) số 67.06.74:16 về sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ.
Quy chuẩn kỹ thuật
này quy định các điều khoản và qui trình quản lý sản xuất, đăng ký, chứng nhận,
chế biến, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu
cơ. Quy chuẩn này áp dụng đối với các sản phẩm có hoặc nên có nhãn mô tả liên
quan đến phương pháp sản xuất hữu cơ.
Một sản phẩm được
phép trình bày thông tin liên quan đến phương pháp sản xuất hữu cơ khi nhãn
hoặc các công bố về đặc tính, bao gồm cả hình thức quảng cáo và tài liệu thương
mại, mô tả sản phẩm hoặc các thành phần của nó có dùng các khái niệm “hữu cơ”,
“sinh học” hoặc “sinh thái” hoặc từ vựng được công nhận mang tính quốc tế có ý
nghĩa tương tự, bao gồm cả dạng viết tắt, cho người mua biết rằng sản phẩm hoặc
các thành phần của nó có được bằng cách sử dụng phương pháp sản xuất hữu cơ ở
nước mà chúng đã được đưa ra thị trường.
Quy chuẩn kỹ thuật
này được xây dựng dựa trên những bằng chứng tự nhiên và pháp lý được cung cấp
bởi những người tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến, ghi nhãn, bảo quản,
vận chuyển và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã được chứng nhận cũng
như căn cứ trên những bằng chứng của các tổ chức công cộng và tư nhân tham gia
vào quá trình đăng ký, kiểm soát và/hoặc chứng nhận những sản phẩm nói trên.
Mục đích của việc
ban hành quy chuẩn này nhằm đảm bảo sức khỏe của thực vật, sức khỏe của động
vật và thông tin cho người tiêu dùng.
Hạn góp ý cuối cùng
là ngày 30/10/2016.
Thông báo của In-đô-nê-xi-a về thực phẩm
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/IDN/110 ngày 31/8/2016, In-đô-nê-xi-a thông báo ban hành Quy định của
Chủ tịch Cơ quan Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm quốc gia (NADFC) số 14 năm
2016 về Tiêu chuẩn an toàn và chất lượng đối với đồ uống có cồn.
Quy chuẩn kỹ thuật
này quy định các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, việc ghi nhãn, quảng cáo đồ
uống có cồn. Đồ uống có cồn được phân phối ở In-đô-nê-xi-a, dưới dạng sản xuất
nội địa hoặc nhập khẩu, đều phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn chất
lượng, ghi nhãn và quảng cáo cụ thể phù hợp với các điều khoản của quy chuẩn dự
thảo nào.
Tiêu chuẩn an toàn
bao gồm:
- Mức
hàm lượng metanol
- Chất
ô nhiễm vi sinh
- Chất
ô nhiễm hóa học
- Phụ
gia thực phẩm
Hàm lượng metanol
tối đa trong đồ uống có cồn không được vượt quá 0.01% v/v (tính trên thể tích
sản phẩm). Chất ô nhiễm vi sinh, chất ô nhiễm hóa học và phụ gia thực phẩm phải
phù hợp với các điều khoản theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn chất
lượng đồ uống có cồn được quy định rõ trong Phụ lục.
Việc ghi nhãn đồ
uống có cồn phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cơ bản sau:
- “Đồ
uống có cồn” và loại đồ uống có cồn được nêu rõ trong Quy chuẩn của Chủ tịch
NAFDC số 1 năm 2015 về Phân loại thực phẩm.
- Cấm
sử dụng cho người dưới 21 tuổi và phụ nữ có thai
- Hàm
lượng cồn +…% v/v
Các thông tin trên
đều phải trình bày bằng tiếng Bahasa của In-đô-nê-xi-a.
Đồ uống có cồn bị
cấm quảng cáo trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng.
Mục đích của việc
ban hành quy chuẩn này nhằm:
- Bảo
vệ sức khỏe và sự an toàn của con người
- Hướng
dẫn ghi nhãn và quảng cáo đồ uống
- Hướng
dẫn người sản xuất, nhập khẩu, phân phối nhập khẩu thực phẩm.
Hạn
góp ý cuối cùng là ngày 31/8/2016.
Thông báo của Trinidad và Tobago
về cáp điện
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/TTO/116 ngày 29/8/2016, Trinidad và Tobago
thông báo ban hành dự thảo Tiêu chuẩn ký hiệu TTS 650:20XX về Dây cáp điện –
Cáp điện có điện thế thấp với điện áp danh định đến 450/750 V (Uo/U) – Cáp sử
dụng chung – Cáp trần một lõi bọc nhựa PVC.
Tiêu chuẩn này áp
dụng đối với Cáp trần một lõi bọc nhựa PVC. Cáp có điện áp danh định đến
450/750 V (Uo/U). Cáp được dùng cho các mục đích sửa chữa đường dây.
Quy chuẩn này bắt
buộc áp dụng nhằm bảo vệ người tiêu dùng và người sử dụng khỏi tác động nguy
hiểm đến sức khỏe hoặc an toàn bằng cách đảm bảo sản phẩm có chất lượng có thể
chấp nhận được.
Quy chuẩn này sẽ có
hiệu lực áp dụng kể từ tháng 6 năm 2017.
Hạn góp ý cuối cùng
là ngày 29/10/2016.
Thông báo của Nam Phi về dây cáp điện
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/ZAF/206 ngày 25/8/2016, Nam Phi thông báo ban hành Tiêu chuẩn bắt buộc
về an toàn đối với cáp điện áp trung tính.
Tiêu chuẩn bắt buộc
này quy định mức độ an toàn của cáp điện bọc nhựa (XLPE) một lõi và 3 lõi có
điện áp từ 3,8/6,6 kV đến 19/33 kV và cáp bọc bằng vỏ kim loại với điện áp từ
3,3/3,3 kV đến 19/33 kV (trừ cáp chịu lực).
Mục đích của việc
ban hành tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Tiêu
chuẩn này dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 12/5/2017.
Hạn góp ý cuối cùng
là ngày 25/10/2016.
Thông báo của Ai Cập về thực phẩm
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/EGY/162 ngày 16/8/2016, Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng Ai Cập thông báo
về Quyết định của Bộ trưởng số 244/2016 về giới hạn dư lượng tối đa của thuốc
trừ sâu trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Quyết định của Bộ
trưởng ban hành Tiêu chuẩn của Ai Cập về giới hạn dư lượng tối đa của thuốc trừ
sâu. Quyết định bắt buộc sử dụng các giới hạn dư lượng tối đa của thuốc trừ sâu
được liệt kê trong Tài liệu của Codex về “Dư lượng thuốc trừ sâu trong thực
phẩm” do Ủy ban Tiêu
chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) ban hành.
Trong trường hợp Tài
liệu của Codex không quy định giá trị cụ thể của Dư lượng thuốc trừ sâu hoặc của
sản phẩm nông nghiệp cụ thể, thì các giá trị được quy định trong tài liệu thuốc
trừ sâu của Liên minh Châu Âu do Ủy ban Châu Âu ban hành sẽ được áp dụng. Nếu
Ủy ban Châu Âu không quy định giá trị được chấp thuận, thfi các giá trị có thể
chấp nhận do Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) sẽ được áp dụng.
Trong trường hợp
không có giá trị giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu tối đa được phép cho bất kỳ
một vụ mùa nông nghiệp hoặc sản phẩm nông nghiệp nào, thì giá trị dư lượng
thuốc trừ sâu tối đa của một nhóm vụ mùa nông nghiệp hoặc sản phẩm nông nghiệp
sẽ được sử dụng như đã nêu ở trên.
Mục đích của việc
ban hành Quyết định này nhằm bảo vệ sức khỏe của con người và bảo vệ người tiêu
dùng.
Quyết định có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 21/4/2016. Hạn góp ý cuối cùng là ngày 16/10/2016.
Thông báo của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập về
Hệ thống an toàn sản phẩm và giám sát thị trường
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/ARE/329, G/TBT/N/BHR/450, G/TBT/N/KWT/332, G/TBT/N/OMN/270,
G/TBT/N/QAT/446, G/TBT/N/SAU/952, G/TBT/N/YEM/52 ngày 18/8/2016, Hội đồng hợp
tác các quốc gia Ả-rập thông báo ban hành Quy định về Hệ thống An toàn sản phẩm
và Giám sát thị trường GSO. Quy định này áp dụng đối với tất cả các sản phẩm
trừ thực phẩm, dược phẩm và sản phẩm thuốc.
Văn bản này mô tả
khung pháp lý quản lý an toàn sản phẩm của các nước thành viên GCC (Hội đồng
hợp tác vùng Vịnh) và Yemen.
Bộ khung này quy định các yêu cầu an toàn sản phẩm chung, các quy chuẩn kỹ
thuật Vùng Vịnh, nghĩa vụ của các nhà điều hành kinh tế, các cơ quan thông báo,
trách nhiệm về sản phẩm, giám sát thị trường, điều khoản quản lý, thủ tục xử lý
vi phạm, và việc phê duyệt.
Mục đích ban hành
văn bản nhằm đảm bảo an toàn.
Hạn góp ý cuối cùng
là ngày 18/10/2016.
Thông báo của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập về
cà chua
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/ARE/341, G/TBT/N/BHR/460, G/TBT/N/KWT/342, G/TBT/N/OMN/280,
G/TBT/N/QAT/456, G/TBT/N/SAU/962, G/TBT/N/YEM/62 ngày 21/9/2016, Hội đồng hợp
tác các quốc gia Ả-rập thông báo ban hành Quy chuẩn kỹ thuật vùng Vịnh đối với
“Cà chua được bảo quản”.
Quy chuẩn này áp
dụng đối với Cà chua được bảo quản để sử dụng trực tiếp, bao gồm cả dành cho
mục đích phục vụ hoặc đóng gói lại nếu cần. Quy chuẩn này cũng áp dụng đối với
sản phẩm được dùng cho mục đích chế biến. Quy chuẩn này không bao gồm cà chua
sấy khô và cà chua bảo quan có chứa các loại rau khác như ớt và hành trong
thành phần để thay đổi hương liệu, mùi thơm và vị của thành phần cà chua.
Mục đích ban hành
văn bản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hạn góp ý cuối cùng
là ngày 21/11/2016.
Thông báo của Liên minh Châu Âu về thực phẩm
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/EU/408 ngày 23/9/2016, Ủy ban Châu Âu thông báo ban hành Dự thảo Nghị
quyết của Ủy ban về việc từ chối cho phép các công bố về sức khỏe đối với thực phẩm,
ngoài các loại liên quan đến việc giảm nguy cơ lây bệnh và ảnh hưởng đến sự
phát triển và sức khỏe của trẻ em.
Dự thảo Nghị quyết
của Ủy ban quy định về việc từ chối cho phép các công bố về sức khỏe đối với
thực phẩm, ngoài các loại liên quan đến việc giảm nguy cơ lây bệnh và ảnh hưởng
đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ em theo Điều 18(5) của Nghị quyết (EC) số
1924/2006 của Quốc hội và Hội đồng Châu Âu ngày 20/12/2006 quy định những công
bố về dinh dưỡng và sức khỏe đối với thực phẩm.
Biện pháp được đề
xuất là Nghị quyết của Ủy ban liên quan đến 3 công bố về sức khỏe đã được đánh
giá bởi Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu (gọi tắt là EFSA) cho kết quả bất
lợi. EFSA kết luận rằng 3 công bố về sức khỏe là không có căn cứ về mặt khoa
học. Do đó chúng không phù hợp với các điều kiện đặt ra theo Nghị quyết (EC) số
1924/2006, và sẽ không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Mục đích ban hành
Nghị quyết này nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người.
Nghị quyết này dự
kiến thông qua vào quý 3 năm 2017. Hạn góp ý cuối cùng là ngày 23/11/2016.
Thông báo của Nhật Bản về thực phẩm chế biến
Theo tin cảnh báo số
G/TBT/N/JPN/535 ngày 22/9/2016, Bộ Nông nghiệp Lâm Nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
thông báo về việc xem xét Sửa đổi Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản của Thực phẩm
chế biến hữu cơ.
Tiêu chuẩn nông
nghiệp Nhật Bản của thực phẩm chế biến hữu cơ sẽ được sửa đổi như sau:
- Bổ
sung xen-lu-lô dạng bột dưới dạng chất được phép dùng như phụ gia thực phẩm
- Bổ
sung chiết suất từ geranium và citronella dưới dạng chất được phép dùng như
chất hóa học.
Mục đích sửa đổi
nhằm đáp ứng hoạt động hiện tại trong sản xuất thực phẩm chế biến hữu cơ và
tiêu chuẩn quốc tế.
Hạn góp ý cuối cùng
là ngày 22/11/2016.
Vũ Công Toàn - Chi cục
TCĐLCL Theo http://www.tbtvn.org