Lào Cai 28° - 30°
Trái cây Việt khó đi xa vì yếu công nghệ

Lựa chọn thanh long trước khi sơ chế xuất khẩu đi Mỹ tại một doanh nghiệp ở Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Nam

Đơn cử, tại Mỹ, trái cây Việt mới chỉ được bán ở 4 tiểu bang là California, Texas, Wasington và New York. Điều đáng nói, để vận chuyển qua các tiểu bang này (như tiểu bang New York) đều phải đi bằng đường hàng không. Trong khi đó, phí vận chuyển bằng đường hàng không qua thị trường này thường cao hơn gấp 18 lần so với vận chuyển bằng đường thủy.

Như chia sẻ của ông Nguyễn Đình Tùng – TGĐ Cty VINA T&T, hiện nay, hai loại trái cây xuất khẩu chủ lực vào Mỹ là nhãn và thanh long. Đây đều là hai loại trái cây mà các DN đã tìm ra được phương pháp bảo quản tương đối dài (nhãn là 45 ngày, thanh long 30 ngày) so với các loại trái cây khác của VN. Nhưng với thời gian bảo quản như trên, nhãn và thanh long VN khi sang Mỹ bằng tàu biển, cũng chỉ đến được những bang gần, không đủ thời gian tới những bang xa hơn.

Ngành hàng rau quả đang cần khoảng 500 tỷ đồng cho các dự án nghiên cứu những phương pháp bảo quản, giữ cho trái tươi lâu.

Còn đối với mặt hàng chôm chôm, với thời hạn bảo quản chỉ khoảng một tuần, nếu xuất sang Mỹ buộc phải đi bằng đường hàng không. Riêng với trái vải, gần như không còn được các DN xuất khẩu sang Mỹ do thời gian bảo quản quá ngắn. Riêng thời gian đưa trái vải từ miền Bắc vào Nam để chiếu xạ trước khi xuất sang Mỹ, đã đủ để trái vải không còn giữ được sự tươi mới.

Trên thực tế, Nhật Bản đã chuyển giao cho VN công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm CAS hiện đại nhất hiện nay. Với nguyên lý kết hợp giữa từ trường và đông lạnh nhanh, công nghệ này giúp nông thủy sản giữ được tươi ngon như lúc ban đầu trong thời gian lên đến 10 năm. Tuy nhiên, theo bà Tạ Thu Hằng - Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH - CN, Viện đã thử nghiệm thành công công nghệ CAS đối với một số sản phẩm như vải, nhãn, cá ngừ và tôm. Tuy nhiên, để ứng dụng đại trà rất khó bởi đây là công nghệ rất đắt tiền, DN VN khó mua được.

"Hiện hệ thống máy CAS trang bị tại Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng có giá khoảng 20 tỷ đồng, chỉ bảo quản được 100kg mỗi giờ, một ngày cùng lắm bảo quản được 1 tấn. DN muốn làm ít nhất phải đầu tư máy có công suất 1 tấn/giờ, giá khoảng 40 tỷ đồng, chưa kể phải đầu tư nhà xưởng và các thứ khác. Không phải DN nào cũng có thể bỏ ra từng ấy tiền" - bà Hằng chia sẻ.

Tính toán của giới chuyên gia cho thấy, hiện tại, ngành hàng rau quả đang cần khoảng 500 tỷ đồng cho các dự án nghiên cứu những phương pháp bảo quản, giữ cho trái tươi lâu. Lâu nay, sau khi ngành nông nghiệp đàm phán, mở được cửa cho một loại trái cây vào một nước nào đó, thì các DN xuất khẩu trái cây vẫn phải “tự bơi” trong việc nghiên cứu, tìm kiếm những phương pháp bảo quản nhằm có thể xuất khẩu được loại trái cây ấy vào thị trường mới mở. “Một cơ chế hỗ trợ trong lĩnh vực này là điều các DN xuất khẩu nông sản mong mỏi” - bà Hằng nhấn mạnh.

Phạm Anh Đức - P.QLCN&TTCN
Theo: http://enternews.vn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin nổi bật
Hoạt động chuyên ngành
Thông tin - Báo cáo
Văn bản chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập